Category: Sản phẩm đặc sản

Quảng Bình, đây có thể coi là một vùng đất vô cùng tuyệt vời của khu vực Bắc trung bộ. Không chỉ đẹp về thiên nhiên mà còn đẹp cả về cảnh sắc cũng như con người nơi đây. Đến với khu vực Bắc trung bộ mà không đến thăm quê hương Quảng Bình, đây chắc chắn sẽ là thiếu sót lớn nhất của du khách.

Quảng Bình có khá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng: động Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình quan, biển Hải Ninh…. Mỗi một địa điểm sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị. Không chỉ có cảnh đẹp, đến với Quảng Bình du khách còn được khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương nơi đây và thưởng thức vô vàn những món ăn vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng.

Đặc sản cháo canh Quảng Bình 

Cháo canh, một món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn của vùng đất Quảng Bình. Tuy chỉ là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân địa phương, nhưng bằng hương vị thơm ngon của nó đã tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon thu hút được rất nhiều du khách thưởng thức.

cháo canh
cháo canh

Cháo canh được chế biến từ bột mỳ chứ không phải là gạo như nhiều người thường nghĩ. Bột mỳ sẽ được nhào nặn và cắt thành từng sợi nhỏ như mỳ. Cháo canh để thơm ngon và dẻo thì phải được nấu cùng với nước hầm xương ninh nhiều giờ. Khi nấu như vậy, những sợi cháo canh sẽ có vị ngọt đậm đà. Không chỉ vậy, để có một bát cháo canh thơm ngon và hấp dẫn thì không thể thiếu những loại hải sản vô cùng thơm ngon. Hải sản cho vào cháo canh phải thật tươi sống. Một số loại hải sản thường cho vào cháo canh: mực ống, tôm, cua, ghẹ, chả cá… Bên cạnh đó, cháo canh còn được cho thêm giá đỗ, rau cải để cháo canh không bị ngấy. Cháo canh nên thưởng thức khi còn nóng thì mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn. Đặc biệt khi thưởng thức cháo canh, du khách còn được thưởng thức món chả ram vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Chả ram mà ăn kèm cùng với cháo canh, đúng chuẩn không còn gì sánh bằng.

Các món ăn được chế biến từ con đẻn 

Đẻn một loài động vật khá phổ biến và là đặc sắc ẩm thực của vùng đất Quảng Bình. Đến với Quảng Bình mà bỏ qua các món ăn được chế biến từ đẻn biển thì là một thiếu sót vô cùng lớn đối với du khách. Đẻn biển còn có tên gọi khác là rắn biển, bằng chính hương vị thơm ngon của mình, đẻn biển đã khiến rất nhiều du khách mê mẩn đắm say.

đẻn biển văm
đẻn biển văm

Một số món ăn được chế biến từ đẻn biển được rất nhiều du khách yêu thích: đẻn biển văm ăn kèm cùng bánh đa nướng, đẻn biển cuốn lá lốt nướng, đẻn biển nấu cháo, đẻn biển hầm thuốc bắc…. Các món ăn được chế biến từ đẻn biển đều vô cùng thơm ngon và rất bổ dưỡng.

Read Full Article

Cửa Lò một vùng biển vô cùng nổi tiếng của khu vực miền Trung nói chung và vùng đất Nghệ An nắng gió nói riêng. Đến với Nghệ An mà không tham quan vùng biển Cửa Lò, đây sẽ là điều đáng tiếc nhất của du khách trong chuyến hành trình du lịch Nghệ An.

Biển Cửa Lò được biết đến là một bãi biển xanh trong thoáng mát với làn nước biển trong vắt, dải cát vàng trải dài và 2 hàng dừa xòa bóng mát. Không chỉ có vậy, khi đến với biển Cửa Lò, du khách còn được thưởng thức rất nhiều món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Đặc sản của Cửa Lò chắc chắn không thể không nhắc đến hải sản. Có thể nói hải sản chính là nét đặc trưng ẩm thực của vùng biển này. Bài viết này sẽ giới thiệu cho du khách 2 món ăn vô cùng hấp dẫn được chế biến từ hải sản, chắc hẳn sẽ làm du khách mê mẩn.

Ghẹ rang me 

Ghẹ rang me, một trong những món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn của vùng biển Cửa Lò. Đến với Cửa Lò du khách nhất định phải thưởng thức món ăn vô cùng hấp dẫn này. Ghẹ rang me không chỉ mang vị ngọt đậm đà của thịt ghẹ mà còn có vị chua thanh của nước cốt me đậm đà vô cùng thơm ngon.

ghẹ rang me
ghẹ rang me

Được làm từ những con ghẹ tươi sống cho nên du khách có thể yên tâm về chất lượng của món ăn. Những con ghẹ sẽ được ướp cùng với gia vị sau đó đem chiên ngập ở trong dầu. Từng con ghẹ sau khi chiên trong dầu sẽ có mà đỏ gạch vô cùng đẹp mắt. Không chỉ có vậy, ghẹ khi chiên sẽ săn chắc và cũng sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Ghẹ khi chiên xong sẽ được rang cùng với nước cốt me. Phần nước cốt me sẽ cho thêm chút nước mắm, đường, ớt, tỏi để thêm đậm vị. Ghẹ rang me khi hoàn thành sẽ có màu nâu óng ánh vô cùng đẹp mắt. Khi thưởng thức cái vị ngọt đậm của ghẹ dai dai và vị chua chua cay cay của nước cốt me và các nguyên liệu khác. Chắc chắn sẽ làm say lòng rất nhiều du khách.

Mọc cua bể 

Mọc cua bể có thể nói là một món ăn vô cùng đặc trưng của vùng biển Cửa Lò. Đến Cửa Lò mà không thưởng thức món ăn này thì coi như chưa từng đến Cửa Lò. Món ăn này không chỉ mang đậm hương vị của cua bể mà còn là sự hòa quyện của những nguyên liệu khác nữa.

mọc cua bể
mọc cua bể

Những con cua tươi sống được hấp lên và gỡ thịt, sau đó đem trộn cùng với thịt nạc heo văm nhỏ, trứng gà, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, hạt nêm, hạt tiêu… Tất cả trộn đều rồi cho vào các mai cua rồi đem đi hấp . Từng chiếc mai cua khi chín sẽ được đem chiên qua trong dầu dể có màu vàng đẹp mắt và phần mọc cua thêm hắc hơn,. Mọc cua bể ăn rất ngọt, vị ngọt đậm đà của cua tươi sống cùng với hương vị của các nguyên liệu đi kèm. Tất cả đã tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn

Read Full Article

Nhắc đến Hải Dương là nói đến tỉnh thành với nền văn hóa ẩm thực lâu đời, với nhiều của ngon vật lạ và cả những sản vật khi trước tiến vua. Trong vô vàn của ngon ấy, thì con rươiđặc sản mà hiện này đang được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích và trở thành niềm tự hào của nhân dân tỉnh Hải Dương.

Bạn tham khảo:

Đặc sản con rươi có từ bao giờ

Câu hỏi này không một ai có câu trả lời chính xác, chỉ biết rằng từ thời cha ông ta khi sinh ra đã có con rươi rồi. Theo như những người già trong làng kể lại rằng, rươi là loài sinh vật sống sâu ở tầng đáy nước, chúng kỳ lạ và bí ẩn không giống bất kỳ loài hải trùng nào. Khi sinh ra con rươi đã có nhiều, nhưng chúng chỉ có theo mùa mà mỗi mua lại kéo dài có vài ngày. Mà giống rươi mỗi lần kéo nhau nổi lên là trời đang nắng trở mưa, đang mưa trở nắng, đang ấm trở lạnh, nơi có rươi thì không sao chứ nơi không có rươi là y như rằng nổi bão. Cũng theo những người già trong làng kể lại, con rươi khi trước to béo hơn con rươi bây giờ rất nhiều, mỗi lần chúng nổi lên là dày đặc cả mặt nước, đỏ au thế nên không ai bán rươi, nhà nào vớt nhà ấy ăn. Việc vớt rươi theo mùa rồi làm món chả rươi như một thói quen, 1 nét đẹp trong cuộc sống của người dân Hải Dương. Chỉ từ khi con rươi nhiều quá phải đem ra ngoài các tỉnh thành khác để tiêu thụ bớt, lúc ấy con rươi mới trở lên “hot” như hiện nay và giá rươi cũng cao ngất ngưởng.

Mùa rươi người dân đi vớt rươi
Mùa rươi người dân đi vớt rươi

Con rươi là “của quý trời cho”

Mặc dù khi trước nhiều như vậy, nhưng hiện nay con rươi ngày càng hiếm. Mỗi mùa rươi đến vớt không được nhiều nên những món ăn từ con rươi lại càng được mong ngóng. Sở dĩ nói rươi là của quý trời cho là vì những lý do sau.

Thứ nhất là rươi vô cùng bí ẩn và hiếm. Cho đến ngày nay thì những câu hỏi về loài rươi như chúng sinh sống như thế nào, giao hợp ra sao, ăn gì để sống thì không ai có câu trả lời. Chỉ theo kinh nghiệm của những người đi trước thì cứ đến “tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5” là người dân lại rủ nhau đi vớt rươi vui như trẩy hội. Gọi là mùa chứ chúng chỉ kéo dài có 1 đến 2 ngày rồi tự khác lặn tăm đi đâu mất mà không ai biết được. Vì sự quý hiếm này mà người tiêu dùng vô cùng hứng thú và yêu thích loài sinh vật này.

Thứ 2, con rươi vô cùng bổ dưỡng. Đây là điều đã được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu chứng minh. Theo đó, trong 100gr rươi chứa tới 92 calo để cung cấp cho cơ thể bao gồm các chất dinh dưỡng như đạm, nước, tro,… trong khi đó trong 100gr thịt bê non chỉ có 87 calo cũng bao gồm các chất dinh dưỡng tương tự, như vậy có thể khẳng định thịt rươi vô cùng bổ dưỡng. Bên cạnh đó món ăn từ con rươi có thể chữa được bệnh nếu kết hợp với củ niễng, theo nghiên cứu củ niễng kết hợp với thịt rươi sẽ tạo ra món ăn chữa được bệnh tim mạch, nóng trong, tiêu chảy,.. cùng một số bệnh lý khác.

Thứ 3, từ con rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Từ những món ăn đơn giản như chả rươi, nem rươi, rươi xào củ niễng,.. đến những món ăn phức tạp hơn như rươi kho niêu đất, mắm rươi, lẩu rươi,.. món nào cũng rất ngon và được nhiều người yêu thích. Trong đó món ăn chả rươi và rươi kho niêu đất được đông đảo người dân yêu thích không chỉ ngoài Bắc mà cả trong Nam và các Việt Kiều ở nước ngoài cũng rất yêu thích món rươi kho niêu đất này.

Từ con rươi chế biến được nhiều món ăn ngon
Từ con rươi chế biến được nhiều món ăn ngon

Từ những điều trên ta có thể thấy con rươi là của quý trời cho, là món ăn đặc sản và là niềm tự hào của người dân Hải Dương. Trong những năm tới, món ăn từ con rươi chắc chắn sẽ lan xa, được nhiều người biết hơn nữa vì sự thơm ngon, lạ miệng của món ăn này.

Read Full Article

Nhắc đến đặc sản Hải Dương đầu tiên sẽ nghĩ ngay đến món bánh đậu xanh thơm dịu, ngọt ngào. Ra đời vào đầu thế kỷ 20, bánh đậu xanh Hải Dương đã sớm trở thành sản vật đặc trưng nhất của Việt Nam nói chung cũng như của Hải Dương nói riêng.

Bánh đậu xanh Hải Dương được làm nên từ những sản vật hết sức gần gũi: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Bánh đậu xanh không quá cầu kỳ mà thật giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng hương vị nồng nàn của miền quê Bắc Bộ.

Để làm bánh phải dùng bằng bột đậu xanh nguyên chất, hương thơm thuần khiết không vướng mùi hương liệu công nghiệp. Bánh ngon làm bằng bột ướt, có trộn mỡ, đường vừa phải để tạo độ ngọt thanh và phải béo ngậy, thơm mùi đậu xanh.

Bánh đậu xanh

Đây là loại bánh làm từ hạt đậu xanh thơm hương đậu xanh, hòa quyện với mỡ lợn beo béo. Từ lâu loại bánh này đã trở thành thứ đặc sản mà bất cứ người dân Hải Dương nào cũng phải tự hào.

Tuy nhiên, ở Việt Nam những chiếc bánh đậu xanh làm từ đất Hải Dương này khác biệt rất nhiều so với những miếng bánh đậu xanh từ nơi khác. Hương vị cổ truyền với bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người nghệ nhân đã tạo ra những chiếc bánh đậu xanh hảo hạng mà chỉ Hải Dương mới có.

Truyền thuyết kể lại rằng, chiếc bánh giản dị này cũng có một lịch sử phát triển rất li kỳ. Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được nhân dân nơi đây dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Vua Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” – biểu tượng Uy quyền của vua. Kể từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”.

Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh Đậu xanh ở các tỉnh khác. Một chiếc bánh Đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.

Vùng đất đồng bằng sông Hồng trù phú với những sản vật thiên nhiên đã tạo nên loại bánh đậu xanh Hải Dương quyến rũ đến lạ kỳ. Bánh đậu xanh không chỉ được tạo ra bởi những nguyên liệu hảo hạng nhất mà nó còn phải là kết tinh từ bàn tay khéo léo.

Thưởng thức bánh đậu xanh ngon nhất là cùng với chén nước chè Thái Nguyên. Vị ngọt béo của bánh với vị chát, ngăn ngắt đắng của trà làm tôn lên vị ngon của bánh đậu xanh. Nhấm một miếng bánh và chiêu ngụm trà, sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và hương thơm nhẹ nhàng của bánh lan toả.

Read Full Article

Mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Từ trên cao nhìn xuống màu xanh của lá cây đã bị màu đỏ của trái vải lấn át, trông giống như những đĩa xôi được nhuộm màu rất khéo.

Khu vườn rộn rã tiếng chim, tiếng cười của các cô thôn nữ xinh đẹp, sực nức mùi hương vải thơm nồng. Trái vải kết thành chùm ở đầu cành, nặng trĩu, nhiều khi không chịu nổi sức nặng của trái, gió mạnh một chút là cành nhỏ tự gãy. Một cành vải bằng cổ tay người lớn cũng được khoảng 100 kg trái chín.

Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Hưng bạn sẽ thấy làng quê như có hội, hội vải. Du khách về quê vải vừa tham quan vừa thưởng thức vải tại chỗ. Xe tải thì chở vải đi nơi khác bán.

Vải thiều

Trái vải thiều lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi. Vải thiều Thanh Hà hột nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày ngọt lịm, đầy nước.

altTrái vải dễ tiêu hóa, an thần. Dùng vải tươi hay khô đều tốt cả. Vải sấy khô cùi đen lại, dẻo quánh, ngọt vô cùng. Khi ăn, ta có cảm giác như ăn một quả táo Tàu thường có vị thuốc Bắc. Được ăn trái vải sấy khô và uống một ly trà nóng ấm thì thật không còn gì thú hơn. Ở Thanh Hà, nhà nào cũng có bình rượu ngâm vải sấy khô.

Vải thiều

Cây vải tổ của vải Thiều được trồng tại thôn Thuý Lâm xã Thanh Sơn do cụ Hoàng Văn Cơm mang về. Người ta kể rằng Cụ Cơm nguyên là một người phục vụ tại một cửa hàng ăn ở tỉnh Quảng Ninh. Một hôm, có một du khách người Trung Quốc sau khi ăn cơm xong đã dùng tráng miệng bằng một loại quả (?) và khi rời khỏi quán ăn ông ta có để lại một vài quả. Cụ Cơm ăn thử thấy ngon quá, liền mang hạt về gieo ở vườn nhà và mọc lên được 3 cây. Trong 3 cây đó chỉ sống được 1 cây và cây đó vẫn tồn đến ngày nay (khoảng 150 tuổi). Vì vậy, xã Thanh Sơn được coi làn xã hạt nhân của vùng sản xuất vải Thiều. Do chất lượng quả vải đươc nhiều người ưa chuộng nên dần dần được nhân rộng ra các xã lân cận như xã Thanh Xá, xã Thanh khê.

Trong giai đoạn HTX từ năm 1960-1970, hình thành các vườn cây đặc sản và sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, cây vải Thiêù được trồng trong vườn nhà của các xã Thanh sơn, Thanh Thuỷ, Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Cường, Thanh Hồng, Thanh Bính, Trường Thành. Từ năm 1993, có chính sách địa phương chuyển đổi đất lúa sang trồng vải cây vải thiều được trồng và phát triển trên khắp các xã trong huyện. Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử cây vải là những đặc tính đặc biệt của vải thiều Thanh hà, năm 1992 Trung ương hội làm vườn Việt Nam đã công nhận cây vải do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm- xã Thanh Sơn- huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương trồng là cây vải tổ của Việt Nam.

Read Full Article