Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Ở mỗi vùng quê đều có những đặc sản riêng biệt, ở Hải Dương cũng có những đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích và biết đến. Trong đó có bánh đa gấc là đặc sản vô cùng nhiều người thích, trở thành món quà yêu thích của cả trẻ em và người lớn tuổi.

Bạn quan tâm:

Đến thăm mảnh đất Hải Dương bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao ở nơi đây huyện nào cũng làm bánh đa nhưng chỉ có huyện Kẻ Sặt thì mới trở thành đặc sản nức tiếng được nhiều người dù ở các tỉnh thành khác yêu thích? Đó cũng chính là nhờ bí quyết gia truyền cũng như cách làm tỷ mỷ, chất lượng của những nghệ nhân làm bánh.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Để có thể làm ra những cuộn bánh đa người làm phải rất công phu và nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu, đến khâu sơ chế và khâu làm bánh. Ở khâu nguyên liệu làm ra bánh phải được lựa chọn rất kỹ lưỡng vì nếu chỉ chọn qua loa thì bánh sẽ không ngon và thơm.  Gạo thì phải to, hạt đều, tơi, và đủ độ già không được non hay chưa đủ nắng. Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, người dân huyện Kẻ Sặt chuyên dùng vừng tấm vì đây được đánh giá là loại vừng ngon nhất để làm nên bánh đa. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy. Dừa phải chọn loại già, hạt căng mẩy. Nguyên liệu phải đảm bảo đúng chuẩn như trên thì mới có thể tạo được độ ngon, cũng như mùi thơm cho bánh mà không 1 bánh đa ở vùng nào có được hương vị này.
Sau khi đã lựa chọn được những nguyên liệu “chuẩn”, người làm bánh ngâm gạo trong nước sạch khoảng từ 1 đến 2 tiếng hoặc nhiều hộ gia đình ngâm qua đêm cũng đều được rồi mới cho vào cối xay để xay thành bột. Trong qua trình xay gạo, người làm xay gạo người làm phải vừa xay vừa cho nước vào. Đây là công việc tương đối khó vì cho nước chỉ áng chừng nhưng phải làm sao không được quá khô cũng không được quá nhão. Để có được nước bột vừa có vị ngọt, lại có vị của gừng tươi, những người làm bánh đã đun chảy đường và hòa với bột; gừng tươi thì được giã nhỏ và lọc lấy nước. Nhiều nơi không giã gừng, chỉ thái thật nhỏ, nhưng như vậy thì có khi ăn bánh người thưởng thức sẽ gặp phải những miếng gừng cay, hay chỉ tập trung độ cay 1 chỗ, như vậy sẽ rất mất khách. Ngoài nước bột ngọt vị đường và thơm vị gừng, bánh còn được gia thêm vừng, lạc thái mỏng và dừa. Vừng đem ngâm, xát bỏ vỏ; lạc sống được thái thật mỏng, sau đó sảy bỏ vỏ. Dừa thái mỏng thành từng sợi.

Không giống như những loại bánh đa ở những địa phương khác, bánh đa gấc Kẻ Sặt đặc biệt hơn bởi được tráng 2 lần. Lần thứ nhất rắc đều vừng, lạc, dừa lên mặt bánh. Sau đó tiếp tục múc một muôi bột nữa đổ lên trên láng đều kín hết, rồi mới đậy vung khoảng 2 phút rồi  mới mở vung ra, lúc này bánh đã chín, dùng ống nứa dài có độ dài cũng như độ to tùy theo người làm bánh để cuộn bánh lại, sau đó đặt lên phên rồi lại cuộc ngược lại với chiều đã cuộn.

Những chiếc bánh được làm bằng chính tay những người nghệ nhân làm bánh, được đảm bảo hoàn toàn chất lượng tuyệt đối. Bánh khi ăn có vị ngọt rất thanh, lại hòa quyện cùng mùi thơm của vừng, lạc, dừa khiến người ăn không thể cưỡng lại được.

You might also like