Ăn bánh gai nổi tiếng trên đất Hải Dương

Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương thì bánh gai Ninh Giang là món quà được nhiều người ưa chuộng, trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Đông.

Bạn quan tâm:

Nguồn gốc của bánh gai là cả một câu chuyện dài

Nghề làm bánh gai Ninh Giang, có từ bao giờ chưa thấy tài liệu nào ghi chép. Đi tìm hiểu về lịch sử nghề làm bánh gai Ninh Giang, chỉ nghe những người đã có tuổi trong làng kể lại rằng: năm ấy thị trấn Ninh Giang (nay là huyện Ninh Giang) bị mất mùa, không còn gì để ăn, có 2 vợ chồng nhà lọ phải lên rừng để kiếm cây lá quả rừng để ăn, họ đã phát hiện ra 1 loại lá có thể ăn được, họ mang về trộn cùng gạo để ăn độn lại thấy rất ngon, thơm, dẻo. Sau đó họ mang về phơi khô để ăn dần. Về sau ăn thấy chán, họ nghĩ ra cách làm cùng với nhân đỗ, gói trong lá, ăn ngon mà lại thấy để được rất lâu. Sau này họ truyền lại cho con cháu, và đã sáng tạo ra chiếc bánh gai thơm ngon như ngày nay. Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện khác về truyền thuyết làm bánh gai. Cho nên, khi nói đến bánh gai, không đơn giản chỉ là chiếc bánh đặc sản mà còn là cả lịch sử của một vùng đất anh hùng.

Bánh gai Ninh Giang
Bánh gai Ninh Giang

Làm bánh gai rất công khi

Bánh gai làm khá khó khăn, với nhiều công đoạn tỷ mỷ từ nguyên liệu cho đến cách làm, hơn nữa lãi không cao nên có lúc tưởng chừng người dân nơi đây đã bỏ nghề, nhưng vì lòng yêu thích, sự tự hào ẩm thực quê hương nên nghề vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Nghề làm bánh bao gồm 5 công đoạn chính: làm quả, làm nhân bánh, gói bánh, hấp bánh, đóng gói bánh. Khâu nào cũng hết sức quan trọng và yêu cầu cao. Trong đó khâu làm quả và làm nhân bánh là quan trọng nhất. Làm quả có nghĩa là người làm bánh sẽ nặn tròn bột gạo nếp có nấu với bột lá gai, sau đó làm bẹt ra rồi cho nhân bánh vào giữa. Làm quả yêu cầu phải sao cho đủ độ dẻo, không được quá nát hay quá khô vì nếu không khi hấp bánh rồi để bánh khô sẽ không ăn được. Nhiều nơi bánh làm khô đến lúc nguội bánh rất cứng, có những nơi bánh lại nát quá, khi nguội ăn rất dính, không còn mùi thơm. Công đoạn này phải thật sự khéo, phải có kinh nghiệm thì mới có thể làm được. Nhân bánh phải ngọt đủ độ, phải hài hòa với lớp vỏ ngoài vì vỏ ngoài rất nhạt. Đây cũng là điều không phải ai cũng làm được.

Bánh gai Ninh Giang cũng giống như bánh đậu xanh, bánh đa gấc Kẻ Sặt, bánh lòng Kinh Môn,… đều rất được người tiêu dùng yêu thích. Bạn có thể tham khảo tại đây

 

You might also like